Rèm vải tái chế sản phẩm của tương lai và tiêu chuẩn toàn cầu ( GRS)

06/8/2024 An Ngọc Hoan 0 Bình luận
Rèm vải tái chế sản phẩm của tương lai và tiêu chuẩn toàn cầu ( GRS)

Ngành dệt may đang tác động cực kỳ xấu đến môi trường với hàng trăm nghìn tấn chất thải mỗi năm. Chúng ta không thể mãi mãi gây “ngộ độc” cho hành tinh này như vậy. Đã đến lúc xu hướng vì một môi trường bền vững lên ngôi. Và cũng như các sản phẩm khác ngành dệt vải cũng dần phải thay đổi theo hướng sản phẩm giảm phát thải ra môi trường vì vậy đã xuất hiện vải tái chế là một trong những nét nổi bật trong xu hướng này. Loại vải này phải đạt theo tiêu chuẩn chung đó là tiêu chuẩn tái chế toàn cầu (GRS).

Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS) là gì?

Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS) là một tiêu chuẩn chứng nhận để các công ty xác định thành phần vật liệu tái chế trong sản phẩm của họ. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho cả thành phẩm lẫn sản phẩm đang trong quá trình phát triển. Tiêu chuẩn GRS đảm bảo rằng sự tuyên bố về thành phần tái chế trong sản phẩm của họ là chính xác và được cập nhật.

Tiêu chuẩn này quy định rằng sản phẩm phải chứa 20% hàm lượng tái chế trước khi nó được chứng nhận như một sản phẩm giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau (B2B). Nếu một công ty muốn liệt kê tiêu chuẩn GRS trong các nhãn sản phẩm dành cho người tiêu dùng, sản phẩm đó phải chứa ít nhất 50% hàm lượng tái chế. Đó là một cách minh bạch để chứng minh cho khách hàng rằng mọi công bố về hàm lượng tái chế trong các loại vải của chúng tôi đều chính xác và có thể kiểm tra dễ dàng. Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS) là một tiêu chuẩn sản phẩm toàn diện để xác minh và theo dõi các nguyên liệu thô được tái chế trong suốt chuỗi cung ứng. Nó cũng bao gồm các tiêu chuẩn vận hành nhằm ngăn chặn việc sử dụng các hóa chất tiềm ẩn nguy hiểm, đồng thời xác minh quy trình sản xuất có trách nhiệm với môi trường và xã hội tại các nhà máy. Tiêu chuẩn GRS sử dụng chuỗi các yêu cầu về bảo quản sản phẩm của Tiêu chuẩn Tuyên bố Thành phần (CCS) – theo Hiệp hội Trao đổi Dệt may (Textile Exchange). Đây là một tiêu chuẩn có thể áp dụng cho mọi công đoạn trong quy trình sản xuất vải, từ kéo sợi, dệt thoi cho đến dệt kim, bao gồm cả nhuộm, in và may ở hơn 50 quốc gia. Tiêu chuẩn này không dừng lại ở thành phẩm, nó còn có ý nghĩa xa hơn trong việc thiết lập tiêu chí cho các nguyên tắc đạo đức về môi trường và xã hội trong quy trình chứng nhận GRS cho sản phẩm.

Hơn cả việc khuyến khích sử dụng các thành phần tái chế trong sản phẩm, GRS còn bao gồm các tiêu chí bổ sung cho những yêu cầu vận hành liên quan tới môi trường và xã hội cũng như hạn chế hóa chất. Dưới đây là các mục tiêu của GRS do Hiệp hội Trao đổi Dệt may đặt ra:

Thống nhất các định nghĩa về tái chế trên nhiều ứng dụng.

Xác minh hàm lượng tái chế trong sản phẩm.

Cung cấp cho khách hàng (cả nhãn hàng lẫn người tiêu dùng) một công cụ để đưa ra quyết định sáng suốt.

Giảm tác động có hại của quá trình sản xuất đến con người và môi trường.

Đảm bảo các sản phẩm được xử lý bền vững hơn.

Tăng tỷ lệ phẩn trăm hàm lượng tái chế trong sản phẩm lên mức cao hơn.

Với các tiêu chuẩn mới về bảo vệ môi trường thì ngành rèm vải cũng đang dần phải tiến dần theo xu thế chính vì vậy mà từ khóa “ Rèm vải tái chế” cũng dân trở nên phổ biến.

Vậy rèm vải tái chế là gì?.

Rèm vải tái chế- rèm cửa AH

Rèm vải tái chế là loại rèm được làm bằng loại vải được kéo sợi từ plastic đã qua sử dụng. Chúng sẽ trải qua một quy trinh khép kín, từ sợi plastic biến thành sợi polyester. Như vậy, từ rác thải nhựa có thể tái chế thành sợi vải và phục vụ tốt cho ngành rèm vải. Cách tái chế vải này hiện đang trở thành một xu hướng được đông đảo cộng đồng người tiêu dùng và các thương hiệu tham gia.

Vải được tái chế có những đặc điểm gì?

So sánh với các loại vải thông thường hiện nay, vải được tái chế hoàn giống về cấu trúc và tính ứng dụng. Chúng có thể dùng làm nguyên liệu may rèm hay kể cả thời trang, phụ kiện... như bất kỳ loại vải nào.

Ưu điểm lớn nhất của những món đồ may từ vải tái chế chính là vòng đời lặp lại nhiều lần. Bởi vì vải sợi tái chế được sản xuất từ nguyên liệu nhựa tái chế, chúng được lấy từ rác thải. Cho nên quy trình sản xuất phải nghiêm ngặt, đảm bảo khử khuẩn, khử trùng mạnh mẽ. Sau cùng sức khỏe của người tiêu dùng mới là ưu tiên hàng đầu của nhà sản xuất. Vì vậy, vải sợi tái chế phải đạt tiêu chuẩn chất lượng GRS: Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu (Global Recycle Standard).

Vải sợi tái chế được sản xuất như thế nào?

Quy trình sản xuất vải sợi tái chế nghiêm ngặt hơn nhiều so với sản xuất vải nguyên sinh. Về cơ bản, quy trình này trải qua các bước như sau:

Thu gom rác thải nhựa, làm sạch, phân loại theo màu sắc.

Làm lạnh vải và khử trùng.

Nghiền nhỏ nhựa và nấu chảy thành hỗn hợp chất lỏng.

Hỗn hợp nhựa polyester được đùn ép thành sợi polyester.

Kéo sợi polyester

Trong quá trình sản xuất vải sợi tái chế không cần nhuộm màu nhiều. Do đó còn tiết kiệm tài nguyên nước và đỡ ô nhiễm môi trường của ngành nhuộm vải gây ra.

Như vậy, trong quá trình sản xuất vải sợi tái chế, chính bạn là một nhân tố rất quan trọng. Bạn có thể phân loại đúng rác thải nhựa, quần áo cũ của bạn. Và đem đi đến những nơi thu gom rác thải tái chế.

Và hãy đảm bảo rác thải nhựa của bạn phải ở tình trạng thích hợp. Hãy làm sạch nó rồi đem đến nơi quy định. Với rác thải là vải, hãy đảm bảo chúng sạch và khô. Bởi vì nếu một mảnh vải ẩm ướt bỏ vào thùng vải sắp đi tái chế, nó sẽ gây hỏng cả thùng vải. Hơn nữa, nếu vải của bạn bị bẩn sẽ gây nhiễm khuẩn đến toàn bộ nguyên liệu.

Tính ứng dụng của vải được tái chế

Rèm vải tái chế- rèm cửa AH

Vải sợi tái chế đang là lựa chọn tối ưu cho mọi ngành liên quan tới vải vóc như rèm cửa, nội thất, thời trang, vì lý do chung tay bảo vệ môi trường. Hiện tại, rất nhiều thương hiệu thời trang lớn đã áp dụng vải sợi tái chế vào sản xuất. Vải sợi tái chế là một trong những sản phẩm bền vững, có tính bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Một số lý do lựa chọn vải recycle

Rèm vải tái chế- rèm cửa AH

Bảo vệ môi trường: Đây chính là lý do quan trọng được kêu gọi sử dụng vải recycle rộng rãi   Sử dụng vải tái chế giúp giảm lượng rác thải và tiêu thụ nguồn tài nguyên tự nhiên. Bằng cách tái chế và sử dụng lại vải đã qua sử dụng, chúng ta sẽ giảm ô nhiễm môi trường từ quá trình sản xuất nguồn vải mới.

Tiết kiệm tài nguyên: Quá trình sản xuất vải tái chế sử dụng lại các nguyên liệu đã qua sử dụng như sợi và vải từ quần áo cũ, túi xách hoặc các sản phẩm đã qua sử dụng khác thành nguồn vải tải chế. Điều này giúp tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên tự nhiên như nước, năng lượng và nguyên liệu thô.

Giảm khí thải và ô nhiễm: Sản xuất vải tái chế thường tiêu thụ ít nguồn năng lượng và gây ra ít khí thải so với sản xuất vải mới. Điều này giúp giảm tác động đến môi trường và giảm ô nhiễm không khí và nước.

Phát triển ngành công nghiệp tái chế: Bằng cách lựa chọn vải tái chế, chúng ta đóng góp vào việc tạo ra nhu cầu và sử dụng vải tái chế thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tái chế và tạo ra cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.

Chất lượng và sáng tạo: Với công nghệ hiện đại, vải tái chế được sản xuất với độ bền và tính thẩm mỹ cao, nó không chỉ có lợi ích bảo vệ môi trường mà còn đáng giá về chất lượng và sự sáng tạo mang đến nhiều sự lựa chọn đa dạng cho người sử dụng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có thể sở hữu cho không gian nhà bạn những bộ rèm cửa đẹp, sang trọng, cùng sự phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm nhất.

Miễn phí phụ kiện,công lắp đặt.
Giảm 5% cho đơn hàng trên 10 tr
Giảm 10% cho đơn hàng trên  20 tr
Giảm 15% cho đơn hàng  trên 50 tr
Tất cả các sản phẩm rèm của Công ty TNHH mành rèm AH đều được bào hành trong thời hạn 24 tháng.

Công ty TNHH mành rèm AH

Địa chỉ :18A/354 Trần Khát Chân Hà Nội

Hotline  :0974597604

Gửi bình luận

Bình luận

0974597604
Rèm cửa AH