Lợi ích của việc sử dụng vải tự nhiên
Vải tự nhiên, được dệt từ nguyên liệu có nguồn gốc sinh học, không chỉ thân thiện với môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Chúng dễ dàng phân hủy, không chứa hóa chất độc hại, và thường được sản xuất theo quy trình bền vững hơn. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết về các loại vải sợi tự nhiên, cũng như tiềm năng của ngành công nghiệp vải tự nhiên tại Việt Nam.
Các loại vải sợi tự nhiên phổ biến
Cotton là loại vải tự nhiên được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Nó không chỉ mềm mại mà còn thoáng khí, giúp tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Cotton dễ dàng nhuộm màu và có thể được sản xuất theo quy trình hữu cơ, giúp giảm thiểu lượng hóa chất sử dụng và ô nhiễm môi trường. Sản phẩm từ cotton thân thiện với môi trường cũng có sẵn trên thị trường, phục vụ nhu cầu tiêu dùng hiện đại. Các loại vải rèm được nhập khẩu từ Châu Âu thì chất liệu 100% cotton chiếm tới 80-90% các mã sản phẩm. Cũng chính vì vậy các loại vải rèm cửa được nhập khẩu từ Châu Âu luôn có các họa tiết sắc nét và màu sắc tươi tắn toát lên vẻ sang trọng đẳng cấp.
Linen được dệt từ sợi lanh, có độ bền cao và khả năng chịu nhiệt tốt. Đây là loại vải lý tưởng cho những vùng có khí hậu nóng ẩm, vì nó có khả năng thấm hút mồ hôi và khô nhanh. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất linen tiêu tốn ít nước hơn so với việc trồng bông, làm cho nó trở thành một lựa chọn bền vững. Vật liệu này cũng mang lại vẻ đẹp tự nhiên, nhăn nhẹ, và cực kỳ sang trọng cho không gian sống. Đây là chất liệu vải hiện nay đã được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực rèm cửa và dần dần trở thành xu hướng mới cho các không gian nội thất
Sợi lá dứa là một phát minh mới trong công nghiệp dệt, đây là chất liệu được làm từ tơ cellulose của cây dứa. Việc tận dụng lá dứa khổng lồ để tạo thành nguyên liệu dệt may thân thiện với môi trường là một biện pháp quan trọng giúp giảm thiểu việc sử dụng các tài nguyên khác. Tính độc đáo và ấn tượng của vải sợi dứa nằm ở sự mảnh mai và mềm mại của tơ sợi. Để tạo nên những sản phẩm vải bền đẹp, sợi dứa thường kết hợp với cotton, sợi tre,… để tăng độ bền, dai và thấm hút tốt hơn. Toàn bộ quy trình sản xuất của vải sợi dứa đều hoàn toàn dùng máy đánh sợi cùng công đoạn ngâm, tách nên không dùng hóa chất để làm nhanh quá trình. Điều này giảm thiểu chất thải cho ngành công nghiệp.
Vải sợi chuối được sản xuất từ thân cây chuối và là một lựa chọn thân thiện với môi trường vì sử dụng nguyên liệu từ cây trồng. Sợi chuối có độ bền cao, tính thấm hút tốt và cực kỳ nhẹ. Sản phẩm vải từ sợi chuối mang lại vẻ đẹp tự nhiên và độc đáo, rất thích hợp cho những thiết kế rèm mang hơi hướng sinh thái. Vải có độ bền cao, tuổi thọ lâu, quá trình sản xuất không gây ảnh hưởng đến môi trường, nguyên liệu với nguồn gốc tự nhiên, có khả năng tái tạo. Vải với ưu điểm hút ẩm tốt, thoáng khí và khả năng kháng khuẩn tự nhiên, ngăn mùi và vi khuẩn, nấm mốc.
Lụa tơ sen là một loại vải có đặc tính khá mềm và nhẹ được làm từ những sợi tơ được lấy từ bên trong cuống của hoa sen. Để có được thành phẩm vải lụa tơ sen đòi hỏi rất nhiều công sức và trải qua một quy trình phức tạp, nên loại vải này được biết đến là một trong những loại vải có gía thành đắt đỏ nên chỉ được dệt và may cho khách nào đã đặt hàng từ trước. Vì thế, mà công việc sản xuất vải lụa tơ sen cũng chưa thật sự phổ biến và có nhiều người làm. Tuy nhiên cùng với giá thành cao thì những ưu điểm mà loại vải này mang lại thì vô cùng nhiều như mềm mại và dẻo dai, chống tia cực tím, có độ thẩm mĩ và thoáng mát cao, chống ám mùi tốt đặc biệt thân thiện với môi trường.
Đáng ngạc nhiên là bã cà phê cũng có thể trở thành nguyên liệu cho sản xuất vải, vải chính là sự kết hợp hoàn hảo của bã cafe và các chai nhựa PET phế thải. Bã cafe sau khi sử dụng sẽ được nghiền thành bột mịn, trộn cùng các nguyên liệu khác qua quá trình sản xuất biến đổi từ dạng bột thành xơ, sau đó là sợi và cho ra thành phẩm là loại vải cafe chất lượng nhất. Vải từ bã cà phê có khả năng kháng khuẩn, hút ẩm và khử mùi tốt. Loại vải này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn góp phần giảm thiểu lãng phí trong quá trình chế biến cà phê.
Tiềm năng của ngành công nghiệp vải tự nhiên tại Việt Nam
Trong tất cả các vật liệu vải sợi trên thế giới mới được nghiên cứu ra nhằm đặt được mục tiêu Net zero thì Việt Nam lại là một trong những quốc gia có lợi thế lớn trong việc sản xuất vải tự nhiên do nguồn nguyên liệu phong phú và nguồn nhân lực lành nghề. Với điều kiện khí hậu lý tưởng cho việc trồng cây bông, lanh, chuối và nhiều loại cây khác, cũng như việc phát triển bền vững trong canh tác nông nghiệp, Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất vải tự nhiên tại Châu Á.
Không chỉ có nguồn nguyên liệu dồi dào, người lao động tại Việt Nam còn có tay nghề cao trong ngành dệt may. Điều này đồng nghĩa với việc không chỉ sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế mà còn có thể phát triển những sản phẩm sáng tạo, mang đẳng cấp và khác biệt cho thị trường quốc tế.
Việc "xanh hóa" những lựa chọn trong ngành vải rèm không chỉ giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường mà còn tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội. Những loại vải sợi tự nhiên như cotton, linen, sợi sứa, sợi chuối, lụa tơ sen, và bã cà phê đều là những lựa chọn lý tưởng cho những ai mong muốn tôn trọng và bảo vệ môi trường. Với tiềm năng của ngành công nghiệp vải tự nhiên tại Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào một tương lai bền vững hơn, nơi mà việc tiêu dùng không còn gây hại cho hành tinh này. Trong lĩnh vực rèm cửa và nội thất vải cũng vậy hãy cùng nhau lựa chọn những sản phẩm xanh và hưởng lợi từ sự phát triển bền vững. Góp một phần nhỏ bé kích thích cho sự phát triển, sáng tạo của ngành dệt may Việt Nam và tận dụng được mọi lợi thế mà chúng ta có được.
Giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàngPhí vận chuyển: Tính lúc thanh toán
Thành tiền:
Gửi bình luận
Bình luận